Ai là ‘ông chủ’ thực sự của Nhà Khang Điền? Lý Điền Sơn

Khang Điền từng biết đến là công ty của gia đình ông Lý Điền Sơn, nhưng hiện tại gia ông Sơn nắm cổ phần rất ít. Danh sách cổ đông của Khang Điền cũng khá phân tán, và nắm lượng cổ phần khá đồng đều. Dành lãnh đạo mới của Khang Điền cũng liên tục thay đổi với những gương mặt mới khiến cho câu hỏi ai là chủ thực sự của công ty bất động sản có nhiều quỹ đất ở Khu Đông này càng khó đoán.

Nhiều lần thay đổi “ghế nóng”
Mới đây, ông Vương Văn Minh, 36 tuổi, là người thay thế ông Lê Quang Minh ở vị trí CEO Nhà Khang Điền.

Cụ thể, Nghị quyết HĐQT KDH tháng 6/2020 đã thông qua việc bổ nhiệm Tổng giám đốc và người đại diện pháp luật là ông Lê Quang Minh thay thế bà Ngô Thị Mai Chi.

Chỉ sau 8 tháng giữ vị trí này, ông Lê Quang Minh đã từ nhiệm. Và người thay thế là ông Vương Văn Minh sinh năm 1985, là một trong 2 phó tổng giám đốc của KDH mới được bổ nhiệm vào tháng 02/2021 vừa qua.

Ông Vương Văn Minh – tân Tổng giám đốc Khang Điền
Ông Vương Văn Minh – tân Tổng giám đốc Khang Điền)

Trước đó, cuối tháng 3/2017, ông Lý Điền Sơn đã từ nhiệm chức danh Tổng Giám đốc để nhường lại cho bà Ngô Thị Mai Chi. Trước đó, ông Sơn cũng đã từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT cho người khác để lùi xuống vị trí Phó Chủ tịch.
Ông Lý Điền Sơn được biết là cổ đông sáng lập và người làm nên thương hiệu Khang Điền.

Trong báo cáo thường niên 2018 của Khang Điền nêu rằng: “Ông Lý Điền Sơn đã đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, trực tiếp quản lý và điều hành công ty từ những ngày đầu thành lập đến năm 2017”

Bằng sự đam mê, tận tâm cùng với kinh nghiệm và tư duy nhạy bén, sau 16 năm điều hành, ông Sơn đã đưa công ty vượt qua nhiều thử thách và đạt được những bước tiến vượt bậc, đưa Khang Điền trở thành một trong những công ty phát triển bất động sản hàng đầu tại TP HCM.

Hiện ông Lý Điền Sơn nắm giữ hơn 6 triệu cổ phiếu KDH tương đương 1,06% vốn tại Khang Điền. Em trai ông là Lý Văn Hùng (diễn viên Lý Hùng) cũng sở hữu 76.514 cổ phần và mẹ ông là bà Đoàn Thị Nguyên cũng sở hữu số cổ phần tương tự.

Với vai trò Phó Chủ tịch, ông Sơn vẫn đang là người sở hữu cổ phiếu KDH nhiều nhất trong dàn lãnh đạo công ty.

“Nữ tướng” của Nhà Khang Điền

Sau khi ông Lý Điền Sơn từ nhiệm, vào tháng 4/2017, Khang Điền đã bầu Bà Trần Thanh Trang giữ chức CT Hội đồng Quản trị, đây được xem là một trong những lãnh đạo khá kín tiếng của công ty bất động sản vốn hơn 4.000 tỉ đồng này.

Bà Trang sinh năm 1976 tại Bến Tre, trình độ Cử nhân Luật, Kỹ sư Quản lý đất đai. Bà Trang hiện nắm giữ 4,94 triệu cổ phiếu KDH tương đương 0,85% vốn.

Bà Trang từng là chuyên viên tư vấn pháp lý của văn phòng luật sư trong khoảng 5 năm. Đến tháng 10/2005, bà tham gia vào Khang Điền với vai trò Trưởng phòng Hành chính – Thành viên HĐQT.

Tháng 7/2007, bà làm trợ lý cho ông Lý Điền Sơn. Chưa đầy 1 năm sau, tháng 6/2008, bà lên làm Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc công ty. Đến tháng 4/2017 thì giữ chức Chủ tịch nêu trên.

Ngoài đổi Chủ tịch, “ghế nóng” trong Ban điều hành , Chức Tổng giám đốc giao sang cho Bà Ngô Thị Mai Chi ( sinh năm 1978, trình độ cử nhân Tài chính – Kế toán) vào tháng 3/2017.

Bà Ngô Thị Mai Chi
Bà Ngô Thị Mai Chi)

Gia nhập Khang Điền vào tháng 12/2007, bà Chi có hơn 20 năm kinh nghiệm qua nhiều vị trí thuộc chức năng tài chính – kế toán. Trong vai trò Tổng giám đốc từ tháng 3/2017, bà đã cải tổ hoạt động kinh doanh. Hiện bà Chi sở hữu gần 3,5 triệu cp KDH, tương đương 0,6% vốn.

Ngoài 2 nữ lãnh đạo trên, vào tháng 4/2017, thành viên Hội đồng quản trị của Nhà Khang Điền còn có thêm một “nữ tướng” khác sở hữu hơn 1,8 triệu cp KDH, tương đương 0,31% chính là Bà Nguyễn Thị Cẩm Vân (sinh năm 1960, trình độ Thạc sĩ Địa chính) đã có hơn 30 năm công tác tại Sở Địa chính TP.HCM (nay là Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM).

Dấu ấn VinaCapital tại Nhà Khang Điền

Khi ông Lý Điền Sơn còn đang tại vị chức vụ Chủ tịch HĐQT thì vào tháng 5/2012, Khang Điền bất ngờ công bố nghị quyết về việc bầu Chủ tịch nhiệm kỳ 2012 – 2017. Theo đó, ông Andy Ho giám đốc điều hành Qũy Đầu tư được bầu là CTHĐQT thay cho ông Lý Điền Sơn ngày 20/04/2012.

Tuy nhiên, đến tháng 3/2013, Khang Điền lại một lần nữa thay đổi nhân sự cao cấp. Ông Lý Điền Sơn, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc, trở lại giữ chức Chủ tịch HĐQT thay ông Andy Ho từ 15/3/2013.

Lý giải về quyết định thay đổi này, lãnh đạo công ty cho biết đây là nguyện vọng cá nhân của ông Andy Ho.

Ông Andy Ho
Ông Andy Ho)

Trong khoảng gần 1 năm ngắn ngủi trên cương vị Chủ tịch HĐQT của ông Andy Ho, năm 2012, Khang Điền đã chuyển nhượng 25% vốn trong Công ty liên doanh CVH Mùa Xuân (chủ đầu tư Dự án ParcSpring) cho CapitaLand trước bối cảnh thị trường không khả quan, và trút bỏ được áp lực tăng thêm vốn.

Dù ông Andy Ho rời đi nhưng nhóm Vina Capital vẫn còn ghế trong HĐQT Khang Điền. Cụ thể là Bà Nguyễn Thị Diệu Phương sinh năm 1980 Phó giám đốc điều hành Qũy đầu tư VinaCapital , giữ chức thành viên độc lập. Thời điểm năm 2015, bà Phương còn là Thành viên HĐQT không điều hành tại CTCP Đầu tư và Xây dựng Bình Chánh (BCCI), nay là Công ty TNHH MTV Đầu tư Kinh doanh Nhà Khang Phúc.

Bên cạnh đó, còn có Ông David Robert Henry  giám đốc điều hành qũy đầu tư Bất động sản VinaCapital  , cũng được Khang Điền mời vào là vai trò  thành viên của Hội đồng Quản trị từ tháng 10/2009. Ông Henry giữ đến tháng 4/2014  cũng từ nhiệm theo nguyện vọng  cá nhân.

Ngoài những cá nhân kể trên, hiện một thành viên độc lập đang sở hữu lượng cp KDH tương đương ông Lý Điền Sơn – Phó Chủ tịch HĐQT chính là ông Lê Hoàng Sơn (từng là thành viên HĐQT) với 6,1 triệu cp tương đương 1,06% vốn tại KDH.

Các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang chiếm hơn 36% vốn tại KDH. Cụ thể, quỹ Vietnam Ventures Ltd – đơn vị trực thuộc quỹ VOF do VinaCapital quản lý đang giữ gần 27 triệu cp, chiếm 4,65% vốn KDH. Nhóm quỹ Dragon Capital cũng đang giữ tỷ lệ gần 13% tại KDH.
Ông Lý Điền Sơn là một doanh nhân người Việt Nam sinh ngày 30/08/1966 tại Vĩnh Long. Ông là cổ đông sáng lập và là người làm nên thương hiệu Khang Điền.
Ông Sơn từng nhiều năm làm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Khang Điền. Hiện tại ông là Phó Chủ tịch Tập đoàn Khang Điền. Ông Lý Điền Sơn chính là anh trai diễn viên điện ảnh kiêm ca sĩ Lý Hùng (Lý Văn Hùng). Ông từng là một đạo diễn tài năng với bộ phim Nước Mắt Học Trò

với nghệ danh Lý Sơn.

Ông Lý Điền Sơn - Nhà sáng lập, Phó Chủ tịch Tập đoàn Khang Điền
Ông Lý Điền Sơn – Nhà sáng lập, Phó Chủ tịch Tập đoàn Khang Điền

Tuổi thơ của những ngày luyện võ, theo cha tới phim trường

Ông Lý Điền Sơn (nghệ danh là Lý Sơn) còn gọi là anh cả trong gia đình, từ nhỏ Lý Sơn đã nhận được sự giáo dục vô cùng nghiêm khắc từ cha và ông nội võ sư của mình.

Gia đình Lý Điền Sơn, Lý Hùng
Gia đình Lý Điền Sơn, Lý Hùng

Ông nội của anh vốn là một võ sư nổi tiếng. Còn ba anh, Lý Kim Tuyền hay còn gọi là Lý Huỳnh, trước năm 1975, từng làm mưa làm gió trên sàn đài quyền Anh và võ tự do.

Lý Huỳnh là một người trầm tính nhưng khẳng khái, mạnh mẽ và tinh thần phóng khoáng đúng chất Nam bộ.

Ông có biệt danh là “con beo đen của làng đấm Việt Nam” và nằm trong nhóm Tứ tú (bốn ngôi sao) trên bầu trời võ thuật miền nam trước 1975. Lý Huỳnh yêu con bằng cách sớm để con làm quen với tinh thần võ đạo, phải chịu tôi luyện cơ thể, trí lực.

Chính vì thế, từ nhỏ, Lý Sơn cùng với các anh chị em của mình đã phải tập luyện võ thuật vô cùng nghiêm khắc.

Mặc dù có cha là diễn viên nổi tiếng nhưng thời điểm đó, gia đình của Lý Sơn khá nghèo. Là anh trai cả trong gia đình nên Lý Sơn thường xuyên phải thức khuya dậy sớm để phụ mẹ.

Với hi vong có thể bớt được sự nghèo, năm 1981, gia đình Lý Huỳnh mở cửa hàng bán bút bi Bic. Vì mẹ thường xuyên phải đi giao hàng từ sáng sớm tinh mơ nên Lý Sơn và Lý Hùng phải thay phiên nhau đưa mẹ đi.

Đạo diễn Lý Điền Sơn là anh trai diễn viên, ca sĩ Lý Hùng
Đạo diễn Lý Điền Sơn là anh trai diễn viên, ca sĩ Lý Hùng

Lý Hùng từng tâm sự, nếu anh đưa mẹ đi giao bút bi thì anh trai Lý Sơn lại ở nhà tắm cho bầy lợn.

Trong gia đình của Lý Sơn, có hai niềm đam mê truyền thống chính là võ thuật và nghệ thuật. Từ nhỏ, anh và các em đã được cha đưa tới phim trường.

Từ những ngày theo cha tới phim trường, Lý Sơn, Lý Hùng, Lý Hương, Lý Hồng… đã nuôi dưỡng cho mình đam mê dành cho nghệ thuật.

NSND Lý Huỳnh (Lý Kim Tuyền) cùng vợ và hai con là ca sĩ Lý Hương và ca sĩ Lý Hùng
NSND Lý Huỳnh (Lý Kim Tuyền) cùng vợ và hai con là ca sĩ Lý Hương và ca sĩ Lý Hùng

Từ đạo diễn trẻ tài năng đến nhà sáng lập Khang Điền

Năm 1993, Lý Sơn gây ấn tượng với giới nghệ thuật trong nước bằng bộ phim Nước mắt học trò. Bộ phim có sự góp mặt của cả 2 người em nổi tiếng của anh là Lý Hùng, Lý Hương…

Lý Điền Sơn thành công với bộ phim "Nước mắt hoa học trò" trong vai trò đạo diễn
Lý Điền Sơn thành công với bộ phim “Nước mắt hoa học trò” trong vai trò đạo diễn

Với thành công của Nước mắt học trò, những tên tuổi diễn viên như NSND Bảy Nam, diễn viên Thương Tín, Lý Hùng, Diễm Hương, Mộng Vân, Lý Hương trở nên quen thuộc hơn với fan hâm mộ.

Những tưởng sau thành công vang dội của Nước mắt học trò, Lý Sơn sẽ tiếp tục theo đuổi con đường nghệ thuật nhưng anh lại bất ngờ rẽ lối sang kinh doanh. Trong một lần nói về anh trai, Lý Hùng đã giải thích Lý Sơn làm phim để cho cha vui, còn bản thân Lý Sơn vẫn thích đi theo nghề kinh doanh hơn.

Năm 2001, Lý Điền Sơn cho ra đời thương hiệu Khang Điền

bằng việc thành lập Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền vào tháng 12 năm 2001, ban bầu có hai thành viên góp vốn với vốn điều lệ là 10 tỷ đồng.

Năm 2011, Lý Điền Sơn đứng thứ 37 trong danh sách 100 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Chủ tịch Khang Điền và thương vụ thâu tấu BCCI của Trầm Bê

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCCI) là doanh nghiệp được thành lập dưới hình thức chuyển từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty Cổ phần theo quyết định số 6103/QĐ-UB-KT của UBND TP. Hồ Chí Minh.

BCCI gắn liền với tên tuổi ông Trầm Bê, sở hữu quỹ “đất vàng” khá lớn ở các quận Bình Chánh, Bình Tân với tổng diện tích đất đã đền bù 367 ha. Đây là lợi thế của BCCI so với nhiều doanh nghiệp bất động tại Tp Hồ Chí Minh, do đó việc Khang Điền chi tiền để thâu tóm BCCI cũng là điều dễ hiểu nhằm mở rộng quỹ đất về phía Tây Nam Sài Gòn.

Trầm Bê là nhân vật có ảnh hưởng lớn tại BCCI vì Trầm Bê giữ chức Thành viên HĐQT từ lúc công ty này cổ phần hóa vào năm 1999, đây là thời kỳ BCCI đang rất phát triển. Trầm Bê còn là Phó Chủ tịch Ngân Hàng Phương Nam và ông nổi tiếng với việc thâu thóm thành công Ngân hàng Sacombank của đại gia Đặng Văn Thành vào năm 2012 với việc sáp nhập thành công Ngân hàng Phương Nam (SouthernBank) vào Ngân hàng Sacombank.

Đến 19/8/2016, Trầm Bê từ nhiệm Thành viên HĐQT BBCI sau nhiều năm gắn BCCI. Ngày 01/08/2017, Trầm Bê bị Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng của Bộ Công an Việt Nam bắt tạm giam trong vòng 4 tháng về hành vi Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, gây thất thoát tổng cộng hơn 15.000 tỷ đồng.

Nhân lúc Trầm Bê bị bắt, ban lãnh đạo Khang Điền và BCCI vội vã tiến hành sáp nhập để dễ dàng thao túng mọi hoạt động của BCCI. Đây là tin khiến giới địa ốc xôn xao khi Khang Điền thâu tóm đại gia “đất vàng” là BCCI. Xôn xao là phải, bởi đây là hai đại gia có quỹ đất lớn bậc nhất TP.HCM, án ngữ hai cửa ngõ phía Đông và Tây thành phố.

Chưa đến 3 tháng thực hiện phiên giao dịch cổ phiếu, BCI (mã chứng khoán của BCCI) đã trở thành công ty con của KDH (mã chứng khoán của Công ty Nhà Khang Điền). Đây là “thương vụ nghìn tỷ” được hoàn tất với tốc độ thuộc loại kỷ lục và rất “kỳ lạ”.

“Kỳ lạ” bởi, bắt đầu từ tháng 10, cơ cấu cổ đông của BCI đã bộc lộ nhiều điểm bất ổn khi các cổ đông lớn lần lượt thoái sạch vốn chỉ trong vòng một tháng.

Đầu tiên là Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC) thoái hơn 24 triệu cổ phiếu, tương ứng tỉ lệ 27,9% vốn. Ngay sau đó, Red River Holding cũng thoái sạch 3,6 triệu cổ phần, tương ứng tỉ lệ 4% vốn.

Và cuối cùng là Dragon Capital bán gần 15 triệu cổ phiếu, tương ứng tỉ lệ 17,2% vốn. Tuy nhiên ở chiều ngược lại, KDH đã nhanh nhẹn mua vào tới 17,7 triệu cổ phiếu, tương ứng với hơn 20% cổ phần BCI.

Động thái tiếp theo của KDH là nhanh chóng phát hành 50,4 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 14.000 đồng/cổ phần; đồng thời phát hành 900 tỷ đồng trái phiếu thưởng ngay sau đó. Những động thái điều chỉnh này đã khiến cho giới đầu tư nhìn nhận, KDH đang lên kế hoạch thâu tóm BCI trong thời gian khoảng một đến hai năm.

Họ cũng không phải chờ đợi lâu đến thế để giải mã những nghi ngờ của mình. Tại phiên giao dịch sáng ngày 3/12/2015, KDH đã hoàn tất “cuộc đi săn” bằng việc mua thành công 32 triệu cổ phiếu BCI theo phương thức thỏa thuận với giá mua 24.000/cổ phần, nâng tỷ lệ sở hữu lên 57,31%.

Trong vòng chưa đầy 3 tháng, số tiền mà KDH rót vào BCI là 1.145,6 tỷ đồng, qua đó sở hữu 57,31% vốn điều lệ BCI và đưa công ty này trở thành công ty con của KDH.

Đầu năm 2018, Khang Điền phát hành 51.832.712 cổ phiếu KDH hoán đổi cho cổ đông BCCI để sở hữu nốt 42,69% vốn điều lệ còn lại của BCCI. Cổ phiếu BCI hủy niêm yết trên sàn chứng khoán. Sau sáp nhập, 100% vốn điều lệ của BCCI thuộc sở hữu của Khang Điền và được đổi tên thành Công ty TNHH MTV Đầu tư Kinh doanh nhà Khang Phúc.

Như vậy, công ty của ông Lý Điền Sơn chỉ bỏ ra 1.145,6 tỷ đồng và “in giấy” là thâu tóm toàn bộ BCCI có vốn hóa 3.633 tỷ đồng và ở hữu 12 khu dân cư với tổng diện tích 363,98ha, 2 khu công nghiệp 166,6ha và 4 trung tâm thương mại và khu căn hộ 8,1ha. Quỹ đất còn lại của BCCI vẫn thuộc hàng khủng với 589,32ha. Gồm dự án khu dân cư Phong Phú 2 (132,92ha), khu đô thị Tân Tạo (329ha), khu dân cư và công trình 11A (17,5ha) và khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng (109,9ha).

Khang Phúc hiện là công ty TNHH Một thành viên do Khang Điền sở hữu 100% vốn điều lệ theo hợp đồng sáp nhập. Doanh nghiệp này có trụ sở đặt tại quận Bình Tân, TP. HCM, có vốn điều lệ hơn 867 tỷ đồng, do ông Phạm Minh Nhựt làm chủ tịch.

Trụ sở Công ty TNHH MTV Đầu tư Nhà Khang Phúc - công ty con Tập đoàn Khang Điền
Trụ sở Công ty TNHH MTV Đầu tư Nhà Khang Phúc – công ty con Tập đoàn Khang Điền

“Trái đắng” BCCI & từ nhiệm Chủ tịch Khang Điền

Thâu tóm BCCI là thương vụ mà Khang Điền theo đuổi nhiều năm. Đến tháng 12/2015, KDH đã bỏ ra 768 tỷ đồng để nâng tỷ lệ sở hữu lên 57,3% vốn điều lệ của công ty nhằm sở hữu 500 ha đất. Với việc thâu tóm thành công BCI, KDH khi đó đang là “thế lực” chuyên dòng biệt thự tại khu Đông sẽ đánh chiếm khu Tây, thị trường địa ốc mới nổi.

Tuy nhiên 500ha đất của BCI chưa hoàn thiện thủ tục pháp lý nên chưa triển khai. Thương vụ M&A nghìn tỷ trở thành… cục nợ. Cuối tháng 12/2016, KDH đã phải chịu lỗ 90,5 tỷ đồng sau khi bán 2 dự án An Lạc Plaza và Western Palza. Theo báo cáo của CTCK Vietcombank (VCBS ), BCI đã đầu tư 267 tỷ đồng vào dự án An Lạc Plaza và sang nhượng cho đối tác với giá hơn 234,5 tỷ đồng. Dự án Western Palza được bán lại với giá 228 tỷ đồng.

Theo báo cáo tại các phiên đại hội cổ đông, lãnh đạo doanh nghiệp thừa nhận thương vụ BCI “chưa được như kỳ vọng”. Tại ĐHCĐ ngày 11/4/2017 của KDH, công ty mẹ chỉ hoàn thành 93% kế hoạch đề ra. Nguyên nhân được KDH lý giải do BCI chỉ thực hiện được 25% kế hoạch của năm 2016. Cũng tại đại hội này, Chủ tịch HĐQT tuyên bố từ nhiệm để nhường chỗ cho “lực lượng trẻ”.

Tại Đại hội cổ đông bất thường năm 2018, ông Lý Đình Sơn đã từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám Đốc KD Khang Điền – “đứa con” do mình “sinh ra” 16 năm trước.

Chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên 2017, ông Sơn lý giải việc HĐQT, ban giám đốc phải đào tạo đội ngũ kế thừa là để phát triển lớp trẻ. “Chúng tôi cũng tìm chất xám mới để công ty phát triển. HĐQT là những người có kinh nghiệm nhưng ban giám đốc phải là những người sáng tạo”, ông Sơn nói và khẳng định việc thay đổi nhân sự đã được chuẩn bị từ rất lâu và nhận được sự ủng hộ của HĐQT. Do đó, ông từ chức để chọn một người mới có nhiều kinh nghiệm là hết sức bình thường.

Tuy nhiên, lại có nguồn tin rằng: do muốn xoá sổ công ty CP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh BCCI nên ông Lý Điền Sơn từ nhiệm để bà Chi thay mặt pháp lý nhưng thực tế ông Sơn vẫn điều hành?

Ở một nguồn tin khác, sở dĩ ông Sơn phải từ nhiệm là do sức ép của những cổ đông lớn như Vinacapital, Prudential…vì chiến lược không tốt đã khiến Khang Điền đối mặt với tồn kho, nợ nần.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc từ bỏ “đứa con tinh thần” chỉ là động thái xoa dịu phản ứng sau những kết quả bết bát. Hiện tại, ông Sơn vẫn là Phó chủ tịch Khang Điền. Và nếu có khả năng vẫn sở hữu cổ phiếu dưới dạng ủy thác như đồn đoán, Tập đoàn Khang Điền chưa hẳn thoát khỏi sự chi phối của doanh nhân họ Lý.

Hiện tại ông Lý Điền Sơn đang sở hữu trực tiếp 7.432.405 cổ phiếu KDH tương đương với 1,28% cổ phần Tập Đoàn Khang Điền.

Tính theo giá trị thị trường đang giao dịch là 26.950 đồng/cp thì số lượng cổ phiếu ông Sơn đang sở hữu trị giá hơn 240 tỷ đồng (tháng 02/2021).

Phó chủ tịch Lý Điền Sơn là cổ đông cá nhân lớn nhất tại Khang Điền
Phó chủ tịch Lý Điền Sơn là cổ đông cá nhân lớn nhất tại Khang Điền

Tiểu sử ông Lý Điền Sơn

  • Họ tên: Lý Điền Sơn
  • Ngày sinh: 30/08/1966
  • Số CMND: 021904623
  • Quê quán: Vĩnh Long
  • Địa chỉ: 147/8 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q.Phú Nhuận, T.P Hồ Chí Minh
  • Trình độ: Cử nhân Đại học Văn hóa
  • Gia đình:
    • Cha: Nghệ sĩ nhân dân Lý Huỳnh (Lý Kim Tuyền)
    • Mẹ: Đoàn Thị Nguyên
    • Anh em: Lý Thị Kim Hồng, Lý Văn Hùng, Lý Kim Nga, Lý Thị Kim Thanh, Lý Thị Kim Hương
    • Vợ: Lê Thị Kim Ngân
    • Con: Lý Tuấn Kiệt, Lý Tuấn Khang, Lý Thiên Ân
Đại gia đình Phó chủ tịch Lý Điền Sơn
Đại gia đình Phó chủ tịch Lý Điền Sơn

Quá trình công tác

  • Từ 2001 – 2012: Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền.
  • Từ 2012 – 2013: Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Khang Điền.
  • Từ 2013 – 03/2017: Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Khang Điền.
  • Từ 11/04/2017 – nay: Phó Chủ tịch HĐQT Tập Đoàn Khang ĐiềnLý Điền Sơn tại Lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Khang Điền - VietinbankLý Điền Sơn tại Lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Khang Điền – Vietinbank

Để lại một bình luận